Tin tức Tân Thành
QUẢN LÝ CHÁY BÌA LÁ THỜI KỲ ĐÒNG - TRỔ VỤ HÈ THU 2020
Đòng - trổ là giai đoạn mà bệnh cháy bìa lá phát sinh và gây hại mạnh. Bệnh sẽ gây thất thu năng suất trầm trọng nếu bà con không chặn đứng kịp thời. Hiện tại thì đòng - trổ tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là giai đoạn chiếm tỷ lệ cao với gần 300.000 ha.



 

Gần đây thời tiết bắt đầu có những cơn mưa sau chuỗi ngày nắng nóng, đây là một điều kiện hết sức thích hợp để cháy bìa lá phát triển vì tác nhân gây bệnh phát tán trong nước mạnh hơn trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, thời tiết mưa gió còn khiến lá lúa cọ xát vào nhau tạo ra nhiều vết thương mà vi khuẩn thường xâm nhiễm vào cây thông qua khí khổng và vết thương là chủ yếu nên mùa này bà con phải thật thận trọng.
Xanthomonas oryzaelà tác nhân gây bệnh cháy bìa lá, chúng phát sinh và nhân mật số bên trong mạch nhựa của cây lúa, khi đạt đủ ngưỡng sẽ biểu hiện thành vết bệnh khiến lá khô cháy, mất diện tích quang hợp. Ngoài ra, đây còn là loại vi khuẩn có khả năng bơi giỏi vì có đuôi và tăng mật số rất nhanh theo thể thức nhân đôi.
Cần phát hiện sớm bệnh cháy bìa lá từ những triệu chứng ban đầu nhằm kịp thời quản lý, tránh sự lan nhanh trên diện rộng trong các giai đoạn sinh trưởng của lúa, nhất là đòng – trổ để diện tích quang hợp ít bị thu hẹp và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
 



Biểu hiện ban đầu của cháy bìa lá lúa
 

Quản lý cháy bìa lá bằng thuốc chuyên dụng là một việc làm cần thiết, nhưng cần hiểu rõ để mang lại hiệu quả tối ưu. Theo PGS.TS Phạm Văn Kim: “Khi phát hiện trên ruộng lúa có những chóp lá cháy khô thì cần quan sát kỹ xem có phải là cháy bìa lá hay không. Nếu bà con phát hiện ra bệnh cháy bìa lá sớm thì chúng ta bắt đầu phun thuốc. Lần thứ nhất bà con nên phun khắp ruộng và lặp lại sau 5 ngày. Đồng thời, không nên dùng 1 loại thuốc phun quá nhiều lần để tránh tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc, cần luân phiên thuốc trong vụ lúa”.
Một điều đáng lưu ý tiếp theo là vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá nói riêng và đa số các tác nhân gây bệnh hại nói chung thường rất thích ruộng thừa đạm. Do đó, từ thời điểm trổ về sau bà con không nên phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao để vi khuẩn không phát triển mạnh, tránh để bệnh lây lan nhanh.
Biện pháp canh tác khoa học cũng giúp ích cho bà con rất nhiều trong khâu quản lý dịch hại. Cụ thể, trước hết là vệ sinh đồng ruộng thật kỹ để cắt đứt sự lưu tồn của các đối tượng nói chung và vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá nói riêng. Thứ hai là chọn giống chất lượng, gieo sạ mật độ phù hợp và tuân thủ lịch xuống giống địa phương. Tiếp đến là ở những thời điểm bổ sung phân bón cho lúa thì nhất thiết bà con phải nhìn vào lá lúa xem nhu cầu của cây như thế nào để quyết định bổ sung những gì, cần cân đối lượng phân và không thừa đạm để vừa tiết kiệm vừa tránh xa bệnh hại. 



 

Một điều cực kỳ quan trọng nữa là bà con cần thăm đồng thường xuyên và khi thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể sử dụng TT-Biomycin 40.5WP nếu lúa ở thời kỳ đẻ nhánh để quản lý bệnh hoặc kết hợp sử dụng Chubeca 1.8SL + TT Biomycin 40.5WP nếu lúa đang đòng – trổ để vừa quản lý cháy bìa lá, vừa giúp lá lúa dày và đứng, giải pháp này còn đặc trị lem lép hạt và phòng đạo ôn, khô vằn.


 

    
 


 

 


 

Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật canh tác và cách quản lý dịch hại hiệu quả, kính mời quý bà con liên hệ tổng đài 1800 1083 để được hỗ trợ.
 

Cần Thơ, ngày 27 tháng 05 năm 2020

 

 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 22790457 | Online: 73