Tọa đàm
QUẢN LÝ BỆNH DO VI-RÚT TRÊN LÚA

Trong canh tác lúa, vi rút là tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Ở ĐBSCL đã ghi nhận ba loại bệnh chính do vi rút gây ra là bệnh vàng lùn, lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá. Những loại bệnh này có liên quan đến côn trùng môi giới truyền bệnh đó là rầy nâu và gây thiệt hại lớn trong sản xuất lúa.

Thực tế, đồng ruộng hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi để rầy nâu gia tăng mật số và tăng áp lực lên cây lúa. Ngoài những sai lầm trong canh tác thì cơ cấu 3 vụ lúa trong năm cũng rất thích hợp cho sự phát triển của rầy nâu. 
 
Hiện nay, bệnh do vi rút gây ra trên lúa hiện lây lan khá nhanh và chưa có thuốc đặc trị. Do đó, toạ đàm sức mạnh sinh học với chủ đề Quản lý bệnh do vi rút trên lúa được thực hiện nhằm giúp bà có thêm biện pháp để bảo vệ cây lúa và giảm thiểu sự ảnh hưởng của tác nhân gây hại nguy hiểm này.
 
PGS.TS Phạm Văn Kim cho biết vi rút có kích thước rất nhỏ và không có thuốc trị, do cấu trúc của vi rút rất khác so với vi khuẩn và nấm nên thuốc không thấm vào và tiêu diệt được. Đối với bệnh này, do cây lúa có sức đề kháng và tiết ra các chất làm cho vi rút không phát triển được bên trong cây lúa.
 
Bà con nông dân rất quan tâm đến vấn đề về rầy nâu và các vi rút truyền bệnh. Có rất nhiều câu hỏi liên quan được bà con quan tâm và gửi về chương trình toạ đàm để cùng nhau thảo luận và giải đáp.
 
1. Anh Hồ Ngọc Điện ở Hòn Đất, Kiên Giang đã gửi câu hỏi kèm theo hình ảnh sau: “Lúa tôi được 50 ngày tuổi. Hiện đang có đợt rầy cám nở với mật số rất cao, có những chòm đặc rầy cám như trong hình. Xin hỏi lúc này rầy nâu có còn truyền bệnh cho cây lúa nữa không? Cần xử lý như thế nào để cắt lứa rầy trước trổ hiệu quả nhất?” 
 

 
Chị Trần Thị Bích Trân TP. Kỹ thuật công ty TNHH TM Tân Thành giải đáp như sau: “Theo Trung tâm BVTV Phía nam kiểm tra và thấy rằng mật độ và tỷ lệ gây bệnh rất thấp nên trong giai đoạn này vi rút do rầy nâu truyền bệnh không đáng lo ngại. Theo như hình thì rầy cám đang tấn công cây lúa và trước mắt cần phải diệt rầy triệt để, để dịch rầy không bùng phát thành dịch (khuyến cáo: sử dụng sản phẩm TT LED – hiệu quả sau 24 giờ, khoảng 90%. Nếu có rầy di trú thì cần phải theo dõi sau 7 ngày để kịp thời phòng trị)”

2. Anh Nguyễn Văn Châu ở Tam Nông, Đồng Tháp muốn được giải đáp thắc mắc của mình thông qua câu hỏi và hình ảnh sau: “Các nhà khoa học nói cây lúa mang mầm bệnh vẫn có thể cho năng suất. Vậy xin hỏi nếu gốc rạ  những cây này lên lúa chét thì có mang mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nữa không? Mấy năm nay nước ít về đồng làm chuột, cỏ dại ngày càng khó trị. Vậy các nhà khoa học có dự báo gì về tình hình rầy nâu trong thời gian tới?”
 

 
Chia sẻ kinh nghiệm anh Xuân - nông dân tại khu vực Đồng Tháp cho biết, trên các trà lúa ở Đồng Tháp khi thu hoạch xong, lúa chét lên ít xuất hiện bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do rầy nâu xuất hiện và gây bệnh không nhiều. 
 
ThS Nguyễn Văn Liêm giải đáp như sau:

“Tỷ lệ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tỷ lệ thuận với dịch rầy nâu.

 
- Nếu vụ hè thu lúa có bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá thì khi lúa chét mộc lên vẫn bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
 
- Đối với ruộng không bị bệnh thì lúa chét mộc lên có hai trường hợp xảy ra như sau: 
 
+ Lúa chét không bị rầy mang mầm bệnh chích hút thì lúa sẽ không bị bệnh.
 
+ Lúa chét không bị bệnh mà bị rầy mang mầm bệnh chích hút thì lúa sẽ bị bệnh và có biểu hiện của bệnh.
 
- Khi làm lúa xong cần vệ sinh đồng ruộng và lúa chét là rất cần thiết vì  sẽ  tiêu huỷ một số mầm bệnh còn sót lại trên ruộng và đồng thời tạo cho đất tốt hơn để sản xuất vụ sau.
 
Hiện nay ĐBSCL sản xuất ba vụ không có lũ làm cho chuột nhiều và cỏ dại ngày càng khó trị. Song tình hình rầy nâu gây hại cũng diễn ra theo chu kỳ, dự đoán dịch rầy nâu sẽ tái lại trong năm 2016 trở đi và nước lũ về ít làm cho vấn đề vệ sinh đồng ruộng gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần tăng cường theo dõi và quản lý tốt rầy nâu cũng như tình hình bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá để kịp thời phòng trị”.
 
3. Anh Nguyễn Văn Đức ở Hồng Ngự - Đồng Tháp đã gửi về chương trình những thắc mắc kèm theo câu hỏi mong muốn được giải đáp: “Trong giai đoạn khoảng 15 ngày tuổi bị đợt rầy di trú tấn công với mật số 02 đến 03 con mỗi tép lúa. Sau khi rầy xuất hiện khoảng 01 ngày sau tôi đã phun thuốc diệt lứa rầy cánh dài, rầy chết gần hết. Hiện nay đến cử bón phân đợt 02 nhưng ruộng lúa khá còi cọc, nhiều chỗ lá bị vàng như trong hình. Vậy xin hỏi những chỗ này có phải bị nhiễm bệnh do rầy di trú lây truyền hay không? Cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?” 
 

 
PGS.TS Phạm Văn Kim giải đáp như sau: “Theo như hình trên, lúa có màu vàng lợt lạt và một phần lá đã bị chết và triệu chứng này không phải là triệu chứng của bệnh vàng lùn hay lùn xoắn lá, mà là do mặt nước có nhiều rong nhớt nên hạn chế sự trao đổi ôxi trong đất và ảnh hưởng đến cây lúa làm cho cây lúa suy yếu. Triệu chứng vàng lá trên cây lúa là sự suy yếu của cây lúa do rong nhớt gây ra chứ không phải do rầy nâu truyền bệnh cho lúa”.
 
 Trích: Tọa đàm SMSH kỳ 78 đài THVL1
Cần Thơ, ngày 19 tháng 09 năm 2016
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 25028031 | Online: 33