Cỏ dại là nơi lưu tồn và lan truyền của nhiều loại sâu, bệnh hại. Ví dụ cỏ lồng vực và cỏ đuôi phụng là nơi trú ẩn của sâu phao, sâu đục thân và rầy nâu (rầy nâu là kí chủ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá)...
Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn của chuột phá hại lúa.
Cỏ dại làm giảm năng suất cây trồng, giảm chất lượng và giá trị của lúa gạo.
2. Hiệu lực trừ cỏ hậu nảy mầm ở những giai đoạn cỏ khác nhau của Push 330EC:
Hơn 10 vụ lúa có mặt chính thức tại ĐBSCL, sản phẩm trừ cỏ hậu nảy mầm Push 330EC đã khẳng định hiệu quả đặc trị cỏ lồng vực và đuôi phụng mạnh mẽ. Push 330EC gồm hai hoạt chất Cyhalofop-butyl 300g/l và Ethoxysulfuron 30g/l. Push 330EC là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, tác động lưu dẫn. Sau phun, thuốc thấm nhanh vào cây trồng qua thân và lá cây cỏ. Cỏ dại ngừng phát triển khi tiếp xúc với thuốc. Đồng thời đã được đội ngũ kỹ sư Công ty Tân Thành kết hợp bà con nông dân thực hiện nhiều thí nghiệm mang lại kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả.
a. Phun thuốc giai đoạn cỏ 1-4 lá (lúa 7-15NSS):
Với liều lượng khuyến cáo 15 ml/bình 16 lít, phun 2 bình cho 1.000 m2, phun khi cỏ từ 1- 3 lá, trên mặt ruộng đủ ẩm. Sau phun thuốc 24 giờ đưa nước vào ruộng và giữ nước ngập liên tục 7-10 ngày. Sau phun thuốc 4 ngày cỏ lồng vực và đuôi phụng 1-3 lá biểu hiện ngộ độc là đọt cỏ bị vàng hoặc bị mất diệp lục tố làm cho các lá đọt bị trắng, cỏ 1-2 lá chết không còn xác. Sau phun thuốc 7-10 ngày 100% cỏ lồng vực và đuôi phụng 1-3 lá đã chết.
Với liều lượng gấp đôi liều khuyến cáo 30 ml/16 lít nước, phun 2 bình 16 lít cho 1.000 m2, phun thuốc khi cỏ 1-4 lá. Sau phun thuốc 24 giờ đưa nước vào ruộng và giữ nước ngập liên tục 7-10 ngày. Sau phun thuốc 7-10 ngày 100% cỏ lồng vực và đuôi phụng 1-4 lá chết rụi.
Phun Push 330EC liều 30 ml/16 lít nước giai đoạn lúa 10 ngày sau sạ
lúa phát triển bình thường sau phun thuốc
Với liều lượng phun theo khuyến cáo hoặc phun tăng liều gấp đôi hoặc phun chồng lối giai đoạn lúa 7-15 ngày sau sạ, thuốc không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây lúa bởi Push 330EC có tính chọn lọc cao và an toàn tuyệt đối cho cây lúa.
b. Phun thuốc Push 330EC giai đoạn cỏ 5 lá và phân nhánh (15-20 NSS)
Phun thuốc liều lượng 15 ml/bình 16 lít, phun 2 bình trên 1.000 m2, phun khi cỏ 5 lá và đã phân nhánh. Sau phun 24 giờ thì đưa nước vào ruộng và giữ nước ngập liên tục 7-10 ngày.
Sau phun thuốc 4 ngày đọt cỏ bị trắng và rũ xuống, sau phun thuốc 7 ngày gốc cỏ bị thối. Sau 10 ngày cỏ chết tuy nhiên với liều khuyến cáo tỉ lệ cỏ chết thấp khoảng 50%.
Phun thuốc liều lượng 30-45 ml/bình 16 lít. Sau phun 7-10 ngày cỏ chết từ 85-90%.
Cỏ lồng vực và đuôi phụng bị vàng đọt Toàn bộ gốc cỏ bị thối nhũn
Với các liều lượng trên, thuốc không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cây lúa.
c. Phun thuốc Push 330EC giai đoạn cỏ trổ bông (35-55 NSS)
Liều lượng phun 60 ml/16 lít nước (tăng gấp 5 lần so với khuyến cáo). Phun giai đoạn lúa 55 NSS, lúc này cỏ lồng vực và đuôi phụng đã trổ bông. Sau phun thuốc Push 330EC được 3 ngày, cỏ lồng vực và đuôi phụng lá vẫn xanh bình thường, nhưng khi rút đọt cỏ quan sát thấy cỏ bị đen ở phần đọt non. Sau phun thuốc 7 ngày cây cỏ có biểu hiện bị ngộ độc nặng hơn: bông cỏ bị sơ và khô lại, phần đọt non bị đen và tóp lại, lá bị úa vàng hoặc lá bị bầm tím, thân bị vàng, toàn bộ phần gốc bị thối đen. Tuy nhiên sau 10 ngày tỉ lệ cỏ chết 15%.
Liều lượng 90 ml/16 lít nước (tăng gấp 6 lần so với khuyến cáo). Sau phun thuốc 10 ngày tỉ lệ cỏ chết trên 60 – 85%.
Với 2 liều lượng trên thuốc không làm ảnh hưởng đến sự trổ bông cây lúa.
Cỏ lồng vực và đuôi phụng đã trổ bông giai đoạn lúa 55 ngày sau sạ
Cỏ biểu hiện ngộ độc so với đối chứng sau phun thuốc 3 ngày
Gốc cỏ bị thúi đen sau phun thuốc 7 ngày giai đoạn lúa 55 NSS
Cỏ đuôi phụng biểu hiện ngộ độc sau phun thuốc 7 ngày