Ấn phẩm
Lượng phân bón cho lúa vụ hè thu 2013
Trong điều kiện thời tiết sản xuất lúa vụ Hè Thu thì đầu vụ nắng nóng kéo dài làm cho nước bị bốc hơi nhiều, cuối vụ mưa nhiều làm cho lúa dễ đổ ngã. 
Việc bón phân chuyên dùng cho lúa gặp nhiều khó khăn, bón thiếu phân, cây lúa còi cọc, không phát triển, bông nhỏ dẫn đến cho năng suất thấp, ngược lại bón nhiều phân làm cho chi phí tăng, cây lúa bị sâu bệnh nặng và dễ đổ ngã về sau. 

Tại Tiền Giang, do trà lúa sản xuất sớm nên thực tế cho thấy, trên giống IR50404 các ruộng bón tổng lượng phân từ 30-35 kg thì cho bông nhỏ, tổng lượng hạt trên bông thấp từ 50-80 hạt/bông. Còn các ruộng bón phân đạm từ 40-50 kg thì số lượng hạt trên bông là 80-110 hạt, còn ruộng bón trên 50 kg tổng lượng phân thì số hạt từ 90-140 hạt, tuy nhiên việc bón trên 50 kg phân làm cho lúa đỗ ngã nhiều chỉ với một vài đám mưa đầu vụ. Ngoài ra nếu những ruộng có bón lót phân lân, mỗi công từ 30-50 kg thì lúa phát triển tốt, bộ rễ dài và sâu, hiệu quả khi phun Plastimula 1SL càng rõ ràng hơn.



Lúa cho bông nhỏ do bón thiếu đạm

Những ruộng bón ít phân đặc biệt các chỗ thiếu phân, thì cây lúa vàng, thân cây ốm, cho rất ít hạt trên bông, có bông chỉ cho từ 25-30 hạt và dễ bị sự tấn công của nhện gié hơn là các cây to, khỏe.
 



Lúa cho bông to khi bón đủ đạm
 



Lúa bị đỗ ngã khí bón thừa đạm



Rễ lúa phát triển tốt khi sử dụng Plastimula 1SL và bón lót lân đầu vụ
 

Như vậy, việc bón phân cho cây lúa là rất quan trọng, phải bón tốt ngay từ đầu vụ và chú ý giữ nước trong vụ Hè Thu vì nắng bốc hơi rất nhanh, làm cho phân cũng bị bốc hơi theo, chú ý bón Kali ở cả đợt phân thứ hai và ba, cung cấp thêm Canxi và Silic để cho lúa cứng cây, hạn chế sâu bệnh và đổ ngã cuối vụ.

 

Tiền Giang, ngày 08 tháng 05 năm 2013
Nhân viên kỹ thuật khu vực Tiền Giang
KS. TRẦN VĂN KHANG
 


 

Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 25028160 | Online: 34